Trong các tài liệu xưa còn lại, dòng sông Tô lịch là linh hồn của kinh thành Thăng Long, Hà Nội. Dòng sông linh thiêng, Thần Tô Lịch từng làm Cao Biền khiếp vía, không trấn yểm được hào khí của người Việt nam.
Dòng sông từng được thông với hồ Tây và dòng sông mẹ là sông Hồng. Sông Tô Lịch mang nguồn nước trong lành qua nhiều làng cổ định cư lâu đời dọc dòng sông. Nước sông nuôi sống con người và mùa màng nông nghiệp. Dòng sông mang sinh khí thiêng liêng, là yếu tố quan trọng khi chọn hướng cho các công trình tín ngưỡng, văn hoá của các làng cổ dọc bờ dọc bờ sông.
Theo nhiều tài liệu thì đoạn sông nối dòng sông Tô Lịch và nước hồ Tây, sông Hồng bị cắt đứt trong thời gian thực dân pháp tiến hành mở rộng và quy hoạch thành phố.
Từ sau giải phóng và đặc biệt trong thời mở cửa những năm 80, chủ trương đô thị hoá và mở rộng thành phố ngày càng thu hẹp đất nông nghiệp hai bên bờ sông Tô lịch. Nhiều ao hồ nước đã từng đóng vai trò gom nước thải sinh hoạt lọc, trung chuyển nước thải trước khi đổ ra sông đã bị lấp. Mật độ dân cư, sản xuất, công nghiệp ngày càng tăng dày đặc hai bên bờ sông Tô Lịch.
Với chiều dài khoảng 14 km, chảy qua địa phận 6 quận, huyện: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Thanh Trì. Sông Tô Lịch cùng với sông Kim Ngưu, sông Lừ và sông Sét đã tạo nên hệ thống tiêu thoát nước chính của TP. Hà Nội. Từ nhiều năm nay, dưới sức ép của quá trình đô thị hóa, quy hoạch xây dựng không đồng bộ cùng với sự thiếu ý thức của người dân sống ven sông đã làm cho diện tích sông bị thu hẹp, hành lang bảo vệ bị lấn chiếm ở nhiều đoạn, chất lượng nước sông bị ô nhiễm nghiêm trọng do mỗi ngày có khoảng 150.000 m³ nước thải sinh hoạt (NTSH) và nước thải công nghiệp chưa qua xử lý xả trực tiếp xuống sông. Từ một con sông đẹp, Tô Lịch đã trở thành nơi chứa nước thải của TP – một dòng sông “chết”.
Kết quả quan trắc nước sông Tô Lịch của Trung tâm Quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường – Sở TN&MT Hà Nội tiến hành năm 2013 cho thấy: Lượng ôxy hòa tan (DO) thấp hơn 2 lần so với tiêu chuẩn; Lượng ôxy hóa học trong nước (COD), ôxy sinh học trong nước (BOD5), khuẩn coliform trong nước, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), tổng dầu, mỡ, hàm lượng amoni (NH4+)… đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Nước sông chuyển thành màu đen, có váng, cặn lắng và mùi hôi. Đặc biệt, mức độ ô nhiễm trầm trọng về cuối nguồn.
Cũng như các hạng mục hạ tầng kỹ thuật giao thông, điện, cấp nước, hạ tầng thoát nước của thành phố luôn trong trạng thái bị động, đi sau sự phát triển mở rộng gấp gáp của nền kinh tế thị trường. Nhiều dòng sông của thành phố Hà nội bỗng chốc trở thành những cống thoát nước chính, tiếp nhận hàng trăm nghìn mét khối nước thải chưa qua sử lý mỗi ngày. Có những con sông thậm chí đã bị cống hoá, đậy nắp bê tông.
Kè sông Tô Lịch biến dòng sông trở thành một cái cống to giữa thành phố. Kè cứng toàn bộ phần ngập trong nước làm giảm khả năng phát triển các loài thuỷ sinh vốn giúp cân bằng sinh học cho mọi dòng sông.
Mặt cắt điển hình lẽ ra phải có nhiều tiếp xúc giữa đất và nước. Nhưng sự tiếp xúc này đã bị triệt tiêu hoàn toàn. Độ dốc của kè làm cho rác thải “lăn” thẳng xuống sông, và việc làm vệ sinh dòng sông càng khó khăn cho cộng đồng. Bờ cỏ phía trên của kè hiện chỉ có tính “trang trí” không đóng một vai trò nào trong việc làm giảm ô nhiễm của dòng sông.
Nước thoát ra sông Tô Lịch hiện bao gồm nước thải sinh hoạt của dân cư và nước thải các nhà máy. Các nguồn nước thải ra sông, hoặc trực tiếp không qua xử lý, hoặc không được kiểm soát, không đảm bảo điều kiện chất lượng nước trước khi thoát ra sông.
Toàn bộ nước thải ô nhiễm của sông Tô Lịch chảy về phía nam, tới đập Thanh Liệt được bơm về hồ Yên Sở, là nơi xử lý nguồn nước thải của Thành phố. Tình trạng ô nhiễm về nước diễn ra càng nặng nề về cuối dòng. Khu vực dân cư phía nam Hà nội ven sông Tô Lịch mặc nhiên phải chịu đựng những ô nhiễm trầm trọng, tác động lên cuộc sống và sức khoẻ hàng ngày.
Do việc xử lý tập trung nước thải tại phía nam của thành phố, các cộng đồng phía trên của dòng sông thoải mái xả nước thải xuống dòng sông. “Khuất mặt không thấy” các cộng đồng ven sông hầu như thờ ơ với tính mạng của dòng sông, do không thấy được sự tác động tiêu cực lên dòng sông của chính bản thân cộng đồng mình.
Đứng trước tình hình đó, có nhiều giải pháp xử lý nước được thông qua:
- Thu gom nước thải và xử lý tại các điểm dân cưc trước khi thoát ra sông Tô Lich.
- Cải tạo mặt cắt sông tô lịch. Việc kè cứng lòng sông phải được giảm thiểu. Tăng độ thẩm thấu, tiếp xúc của nước với đất, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các loài thuỷ sinh.
- Bổ sung lượng nước lưu chuyển trong lòng sông Tô Lịch bằng kết nối với hệ thống nước Hồ Tây – Sông Hồng. Lưu lượng nước có thể được kiểm soát theo mùa và các điều kiện môi trường khác.
- Nghiên cứu nuôi trồng các loài thủy sinh, thuỷ sinh vật có khả năng chuyển hoá các chất thải, giúp làm giảm ô nhiễm nguồn nước
XỬ LÝ NƯỚC THẢI SÔNG TÔ LỊCH BẰNG PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC MET
Công ty TNHH Công nghệ xử lý nước TA đã tiến hành nghiên cứu và xử lý nước sông Tô Lịch bằng công nghệ MET và đạt được kết quả rất khả quan:
- Loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại (kim loại nặng: asen, sắt,… các vi sinh vật, vi khuẩn,…) ra khỏi nước.
- Khử được hoàn toàn mùi tanh và hôi của nước.
- Chất lượng nước sau xử lý phù hợp với QCVN 02:2009 về chất lượng nước cấp cho sinh hoạt.
Công nghệ xử lý nước MET với những ưu điểm nổi trội:
- Xử lý hoàn toàn mọi loại nước.
- Không sử dụng lõi lọc, các biện pháp lọc thông thường như cát thạch anh, than hoạt tính,…
- Không tiêu tốn điên năng, chi phí cho xử lý hóa chất, xử lý vi sinh…
- Quy trình vận hành đơn giản, trơn tru, không có hiện tượng tắc nghẽn.
- Không hạn chế khối lượng xử lý.
- Bảo trì, bảo dưỡng đơn giản, tuổi thọ của máy trên 20 năm.
Xin vui lòng liên hệ SĐT: 0988 591 666/ 01667 472 439 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.