Notice: WP_Block_Type_Registry::register was called incorrectly. Block type names must contain a namespace prefix. Example: my-plugin/my-custom-block-type Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 5.0.0.) in /home/hmxnktit/public_html/wp-includes/functions.php on line 5313
Các tiêu chuẩn nước thải loại a và phương pháp xử lý hiệu quả cao - CÔNG NGHỆ MET

Đăng ký tư vấn

Khảo sát dịch vụ

Các tiêu chuẩn nước thải loại a và phương pháp xử lý hiệu quả cao

Tiêu chuẩn nước thải loại a

Hiện nay, nguồn nước sạch và tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng khan hiếm. Chính vì vậy, việc tái sử dụng các nguồn nước thải thông qua các biện pháp xử lý là rất cần thiết. Để làm được điều đó, nước thải thông qua các tiêu chuẩn nước thải loại A hay loại B để phân nguồn sử dụng. Nước thải loại B là nước thải dùng cho khu công nghiệp. Vậy nước thải loại A là gì? Các tiêu chuẩn để phân loại ra sao? Nội dung bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào vấn đề này.

 

Nước thải sinh hoạt loại a
Nước thải sinh hoạt loại A có thể dùng tái cấp nước sinh hoạt

Tiêu chuẩn nước thải loại A là gì?

Nước thải được định nghĩa là nước được thải ra sau một quá trình sử dụng. Nước thải thông thường sẽ đến từ nguồn nước thải sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp. Nước thải sinh hoạt có nguồn phát sinh từ việc sinh hoạt hàng ngày của các hộ dân, khu trung tâm thương mại, giải trí,… Trong khi nước thải công nghiệp là nước thải đến từ các xí nghiệp, doanh nghiệp,…

Các loại nước thải này sau khi được đem đi kiểm tra, xét nghiệm thành phần sẽ dựa trên tiêu chuẩn nước thải loại A hay B để phân loại. Đối với nước thải đạt tiêu chuẩn loại A, các chỉ số như pH, BOD5,… sẽ thấp hơn loại B. Nguồn nước thải này cũng sẽ được xử lý để sử dụng cho sinh hoạt. Việc đáp ứng tiêu chuẩn này rất quan trọng để tránh tình trạng nước quá ô nhiễm, có các mầm bệnh mà được sử dụng cho dân cư.

Phân tích các chỉ tiêu của tiêu chuẩn nước thải loại A

Thông thường, các thông của nước thải sẽ dựa vào tính chất và tính chất và thành phần hóa học của lượng chất thải như hữu cơ, khí, vô cơ,… Phân tích một cách kỹ càng hơn, các thành phần này sẽ được chia thành: Chỉ số BOD, COD, nồng độ pH, các hợp chất hóa học N, P, các loại khí hòa tan có thể gây độc hại, các tạp chất ở thể rắn không tan, chất vô cơ, hữu cơ và nước.

tick BOD: là chỉ tiêu lượng chất sẽ bị phân hủy trong quá trình sinh hóa nước thải. Chỉ số này sẽ được xác định ở môi trường 20 độ C sau 5 ngày. Thông số BOD5 đạt tiêu chuẩn loại A nằm trong khoảng 30mg/l là ngưỡng cao nhất.

tick COD: được dùng để kiểm tra lượng chất đã bị oxy hóa ở nước thải.

tick Độ kềm: Đây là môi trường  độ pH có trong nước thải sinh hoạt và sẽ được duy trì trong quá trình xử lý bằng phương pháp sinh hóa.

tick Độ pH: Để xác định được tính axit có trong nước thải, người ta thường kiểm tra nồng độ này. Nồng độ pH đạt tiêu chuẩn nước thải loại A dao động từ 5-9.

tick Các hợp chất khí: Những khí này có thể hòa tan trong nước thải đồng thời cũng có thể tách ra trong quá trình xử lý.

tick Các chất rắn: Được xét theo tổng chất rắn lơ lửng, không hòa tan hoặc hòa tan. Chỉ số tối đa đạt tiêu chuẩn loại A của chất rắn hòa tan trong nước thải là 500gmg/l, chất rắn lửng lơ là 50mg/l.

tick Dầu mỡ: Dầu mỡ động thực vật thường xuyên được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của người dân, đặc biệt là khi nấu ăn. Thông số này có giá trị C đạt ngưỡng 10mg/l là tối đa khi được phân loại A.

tick Nitrat (N): Thông số này có các giá trị khác nhau khi so sánh với các nguồn nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu vượt quá ngưỡng 30, nước sẽ không thể dùng cho mục đích để cấp nước sinh hoạt.

Dưới đây là bảng tóm tắt thông số ô nhiễm làm cơ sở tính giá trị tối đa được phép tồn tại trong nước thải sinh hoạt:

 

Quy chuẩn nước thải loại a

Qua đó, ta có thể thấy cột A quy định giá trị tối đa của C, tức nồng độ tối đa được phép của các thông số ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt. Đáp ứng được tiêu chuẩn trong cột A, nước thải sẽ được thải vào nguồn dùng cho việc cấp nước sinh hoạt dân cư. Trong khi đó, cột B là giá trị tối đa của nước thải sinh hoạt nhưng không được phép đưa vào nguồn cấp nước sinh hoạt.

Sự cần thiết của việc phân loại nước thải tiêu chuẩn loại A

Để có thể tiết kiệm được nước sạch đang ngày càng khan hiếm, việc xử lý và tái sử dụng nước thải đang là mối quan tâm hàng đầu. Hàng năm, nước sử dụng cho sinh hoạt của người dân sẽ tiêu tốn rất nhiều. Bên cạnh đó, lượng nước thải lớn sẽ gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hệ sinh thái trầm trọng,… Do đó, cần áp dụng các tiêu chuẩn nước thải loại A để giúp cho một lượng lớn nước thải sinh hoạt đã qua xử lý được đưa vào sử dụng lại mà vẫn an toàn, không gây các mầm mống, bệnh tật cho người dân.

Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt loại A hiệu quả nhất

Căn cứ vào các tiêu chuẩn nước thải loại A, người ta sẽ dùng phần nước thải đạt tiêu chuẩn để cấp nước dùng cho quá trình sinh hoạt. Tuy nhiên, dù đã đạt đến thông số này, nước thải vẫn cần trải qua quá trình xử lý nghiêm ngặt để có thể sử dụng một cách an toàn. Công nghệ MET được biết đến như một trong các phương pháp hữu hiệu nhất để xử lý nước thải.

Công nghệ xử lý nước thải MET được ứng dụng bằng phương pháp hiện đại, có tác dụng loại bỏ khí, các chất rắn,… mà không cần sử dụng đến điện năng hay các hóa chất độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước.

 

Xử lý nước thải loại a bằng Công Nghệ MET
Phương pháp xử lý nguồn nước thải loại A bằng công nghệ MET

Những thông tin trên đã cung cấp về tiêu chuẩn nước thải loại A, các thông số giá trị để đạt tiêu chuẩn này. Thông qua việc lựa chọn các phương pháp xử lý nước thải loại A sẽ giúp tiết kiệm được một nguồn nước sạch lớn dùng cho sinh hoạt, góp phần giữ cho môi trường xanh, sạch, đẹp.

Trả lời