Việc xây dựng máy xử lý nước thải, trạm xử lý nước thải theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được quy định như thế nào? là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp quan tâm trong thời gian gần đây – khi mà mức độ ô nhiễm nguồn nước ngày càng đến mức báo động. Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu những quy định cũng như vai trò của việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải qua bài viết sau đây.
Quy định về việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng ban hành kèm Thông tư 22/2019/TT-BXD (có hiệu lực ngày 01/7/2020) thì nhà máy xử lý nước thải, trạm xử lý nước thải (XLNT) quy định như sau:
- Nước thải sinh hoạt đô thị, y tế, khu công nghiệp, làng nghề phải được xử lý đảm bảo các quy định tại các quy chuẩn môi trường đối với nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận và các quy chuẩn liên quan khác; Bùn thải hệ thống thoát nước phải được thu gom, xử lý theo quy định hoặc vận chuyển đến cơ sở xử lý CTR tập trung;
- Vị trí nhà máy XLNT, trạm XLNT quy hoạch mới phải ưu tiên quy hoạch ở cuối dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý, cuối hướng gió chính của đô thị, tại khu vực có đủ đất cho dự phòng mở rộng; Vị trí điểm xả nước thải phải phù hợp với các quy định của pháp luật về quản lý tài nguyên nước;
- Trường hợp nhà máy XLNT, trạm XLNT bắt buộc phải đặt ở đầu nguồn nước hoặc hướng gió chính của đô thị thì khoảng cách an toàn về môi trường (ATMT) trong Bảng 2.23 phải tăng lên tối thiểu 1,5 lần;
- Diện tích đất xây dựng nhà máy XLNT, trạm XLNT quy hoạch mới được xác định trên cơ sở công suất, công nghệ xử lý hoặc tính toán theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng nhưng phải đảm bảo không được vượt quá chỉ tiêu 0,2 ha/1.000 m3/ngày.

Lưu ý: Chỉ tiêu khống chế diện tích đất xây dựng nhà máy XLNT, trạm XLNT không bao gồm diện tích hồ chứa, ổn định nước thải sau xử lý, sân phơi bùn, diện tích dự phòng mở rộng (nếu có) và diện tích tổ chức khoảng cách ATMT của bản thân nhà máy XLNT, trạm XLNT.
Thực trạng xử lý nước thải ở nước ta hiện nay
Xây dựng nhà máy xử lý nước thải phải đi đôi với việc cập nhật các công nghệ tiên tiến, hệ thống máy móc và các thiết bị hỗ trợ vận hành đầy đủ để đảm bảo quá trình hoạt động hiệu quả.
Vai trò của nhà máy xử lý nước thải là xử lý các chất cặn, chất rắn, chất hữu cơ, mầm bệnh và cả những chất dinh dưỡng không cần thiết có trong nước. Bên cạnh đó, nguồn nước sau xử lý vẫn được tái sử dụng cùng với bùn dư, vi sinh làm phân bón, ….
Theo các báo cáo thống kê, chỉ có chưa đến 13% nước thải đô thị là được xử lý đạt chuẩn. Trong khi đó, có đến 75% nước thải từ các khu công nghiệp, các làng nghề, cơ sở y tế,… với mức độ ô nhiễm khá cao vẫn chưa được xử lý. Chính vì thế, việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải là vô cùng cần thiết để đáp ứng đủ lưu lượng nước thải sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất, công nghiệp.

Nhu cầu cấp thiết hơn cả một nhà máy xử lý nước thải – CÔNG NGHỆ
Xây dựng nhà máy xử lý nước thải là rất quan trọng. Tuy nhiên, nó vẫn không thể nào so sánh được với việc sở hữu những công nghệ xử lý nước thải tiên tiến.
Công nghệ MET của công ty TNHH Công Nghệ Xử Lý Nước TA ra đời như một cuộc cách mạng về xử lý nước thải triệt để vừa làm thay đổi suy nghĩ truyền thống để áp dụng công nghệ xử lý mới nhất vừa vận hành đơn giản, dễ dàng vừa tiết kiệm thời gian tối ưu.
Nhờ nâng cao hiệu suất xử lý cộng với những ưu điểm như: không sử dụng hóa chất, không sử dụng vi sinh, không tiêu tốn điện năng, không sục khí, không thổi khí, không tạo bông keo tụ, tiết kiệm chi phí, công nghệ MET thật sự xứng đáng là sản phẩm đi đầu trong lĩnh vực này.